Tết Nam Bộ kể chuyện bánh tét

Nếu miền Bắc ngày Tết có bánh chưng xanh gắn liền với sự tích “bánh chưng bánh dày” thì miền cũng có những câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc bánh Tét.

Bánh tét là một loại bánh truyền thống ở Miền Nam Việt Nam. Bánh có hình trụ dài, được gói trong lá chuối, vỏ bánh được làm từ gạo nếp ngon.

Theo phong tục ngày Tết, nồi bánh tét được nấu vào đêm 30 giao thừa. Cả nhà sẽ thức chờ quanh nồi bánh tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.

Nguồn gốc bánh tét

Một số chuyên gia nghiên cứu văn hóa lý giải rằng, rất có thể, đòn bánh Tét mà người trong Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt bắt đầu vào khai hoang, mở rộng vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng thờ thần lúa nên các cư dân Việt sau này đã tạo ra chiếc bánh tét như ngày nay.

banh-tet-nam-bo

Bên cạnh nguồn gốc ra đời của bánh tét như là một sản phẩm của sự giao thoa văn hóa thì ông bà xưa còn truyền tai nhau những giai thoại lí giải cho việc hình thành bánh tét điển hình là câu chuyện vua Quang Trung khi đánh quân Thanh vào ngày Tết lúc bấy giờ vua cho quân lính nghỉ ngơi.

Một quân lính đã dâng lên vua một loại bánh được gói hình trụ trong lá chuối, khi ăn vua khen rất ngon và hỏi đây là bánh gì. Lính ta trả lời đây là loại bánh mà người vợ quê nhà thường gói cho để ăn theo bên đường, mỗi lần ăn anh lại nhớ đến vợ, nhớ đến quê nhà.

Nghe vậy vua Quang Trung rất cảm động và ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này ăn vào dịp Tết và đặt cho cái tên là bánh Tết. Đó được xem là nguồn gốc của bánh Tết trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Tên gọi bánh tét

cũng có rất nhiều câu chuyện lý giải cho tên gọi bánh tét. Như trên đã nói, bánh tét còn được gọi là bánh Tết, về sau vì tính chất vùng miền, bánh Tết được đọc trại thành “bánh tét”.

Cũng có lý giải cho rằng, tét là một hành động cắt bánh mỗi khi ăn loại bánh này, người dùng sẽ dùng dây khoanh tròn đầu bánh đã lột rồi “tét” từng khoanh nhỏ ra. Vì vậy người địa phương gọi loại bánh này là bánh tét giống như hành động cắt bánh vậy.

banh-tet-la-cam

Chiếc bánh tét hay còn gọi là bánh Tết nhìn giản đơn nhưng thấm đẫm nhiều ý nghĩa mong muốn gia đình luôn sum vầy, ấm no. Vì vậy theo phong tục ngày Tết, cứ tối 29, 30 Tết cả gia đình thức khuya chờ quanh nồi bánh, trẻ thì chơi đùa hay phụ ông bà chụm bếp lò, người lớn thì thi nhau gói bánh tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của ngày Tết.

Gửi phản hồi